Đại Nội cung Cung điện Heian

Đại Nội cung (大内裏, daidairi?) là một khu đất hình chữ nhật có tường bao quanh kéo dài khoảng 1,4 kilômét (0,87 dặm) từ Bắc đến Nam giữa đại lộ đông-tây đầu tiên và thứ hai (Ichijō ōji (一条大路, Ichijō ōji?) và Nijō ōji (二条大路, Nijō ōji?)) và 1,2 kilômét (0,75 dặm) từ Tây sang Đông giữa Nishi Ōmiya ōji (西大宮大路, Nishi Ōmiya ōji?) và Ōmiya ōji (大宮大路, Ōmiya ōji?) cắt đại lộ bắc-nam.[17] Ba cấu trúc chính trong Đại Nội cung là Khu phức hợp triều chính Triều Đường viện, Khu phức hợp lễ tân Phong Lạc việnNội cung (内裏, dairi?).

Triều Đường viện

Sơ đồ cấu trúc Đại Nội cung.

Triều Đường viện là một tòa nhà hình chữ nhật nằm ngay phía bắc cổng Chu Tước môn ở trung tâm bức tường phía nam của Đại Nội cung. Công trình này được xây dựng dựa trên mô hình cung điện của Trung Quốc và theo phong cách kiến trúc Trung Quốc, Các bằng chứng khảo cổ được khai quật ở những thủ đô trước đó của Nhật Bản cho thấy kiểu kiến trúc này đã có trong các cung điện khác những giai đoạn trước đó. Kiến trúc này đã có sự ổn định trong phong cách từ thế kỷ VII trở đi.[18]

Đại Cực điện

Tòa nhà chính nằm gần Triều Đường viện là Đại Cực điện hướng về phía nam, vị trí ở cuối phía bắc của khu nhà. Đây là một tòa nhà lớn (xấp xỉ 52 m từ đông sang tây và 20 m từ bắc xuống nam[16]) với những bức tường trắng theo phong cách kiến trúc Trung Quốc, cột trụ và mái ngói xanh, là khu quan trọng nhất được sử dụng cho hoạt động nghi lễ và triều chính. Phần phía nam của Triều Đường viện bao gồm Mười hai Hội trường nơi bộ máy quan liêu được đặt theo thứ tự lễ nghi nghiêm ngặt. Đền Heian ở Kyoto được thiết kế tương tự nhưng theo quy mô nhỏ hơn Đại Cực điện.[19]

Triều Đường viện là vị trí thiết triều, thiên hoàng chủ sự các cuộc họp vào lúc sáng sớm để thảo luận về các vấn đề chính trị của đất nước, xem xét báo cáo hàng tháng từ các quan, chúc mừng năm mới và gặp gỡ sứ thần nước ngoài.[20] Tuy nhiên, việc thiết triều mỗi buổi sáng cũng như nhận báo cáo hàng tháng đã chấm dứt vào năm 810.[21] Sứ thần nước ngoài đã không còn được đón tiếp trong hầu hết thời kỳ Heian, lễ mừng năm mới được tổ chức sơ sài và được dời đến Nội cung vào cuối thế kỷ X, hội họp và một số nghi lễ Phật giáo là những hoạt động còn được tổ chức tại Triều Đường viện.[20]

Phong Lạc viện

Phong Lạc viện là một khu nhà lớn hình chữ nhật theo phong cách kiến trúc Trung Quốc, tọa lạc ở phía tây của Triều Đường viện. Nó được xây dựng dùng cho hoạt động lễ kỷ niệm và tiệc tùng chính thức và được dùng cho các hoạt động giải trí khác như các cuộc thi bắn cung.[16] Giống như Triều Đường viện, Phong Lạc viện có một hội trường ở phần cuối phía bắc, nằm tại vị trí chính giữa, nhìn bao quát khu thiết triều. Ở khu này, Phong Lạc điện[gc 18] được thiên hoàng và các cận thần dùng chủ trì cho các hoạt động ở Phong Lạc viện. Tuy nhiên, giống như Triều Đường viện, Phong Lạc viện cũng dần dần bị bỏ rơi khi nhiều hoạt động chuyển đến Nội cung.[20] Địa điểm của nó là một trong số ít các vị trí trong cung điện đã được khai quật.[16]

Các tòa nhà khác

Ngoài Nội cung, các khu vực còn lại của Đại Nội cung được dùng cho các bộ, văn phòng, nhà xưởng, nhà kho và hội trường lớn của yến tiệc rừng thông (hay Tùng nguyên yến[gc 19] nằm ở ở phía đông của Đại cung. Các tòa nhà của Thái chính quan nằm trong một bức tường bao quanh ngay phía đông của Triều Đường viện, được đặt theo thiết kế đối xứng điển hình của các tòa nhà mở với một sân ở phía nam. Ngoài ra, còn có tòa nhà Chân Ngôn viện[gc 20] nằm giữa Đông tự[gc 21]Tây tự,[gc 22] quần thể này là cơ sở Phật giáo duy nhất được phép xây trong Đại cung.[22]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cung điện Heian http://www.sengokudaimyo.com/shinden/Shinden.html http://crd.ndl.go.jp/reference/modules/d3ndlcrdent... http://www.aisf.or.jp/~jaanus/deta/s/shindenzukuri... http://www.heliam.net/One_Hundred_Poems/61_Lady_Is... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://www.worldcat.org/oclc/58053128?referer=di&h... https://books.google.com/books?id=p2QnPijAEmEC&cli... https://web.archive.org/web/20070313011022/http://... https://www.northernarchitecture.us/japanese-garde... https://books.google.com.vn/books/about/Heian_Pala...